Mã Trường

Mã Trường

Hoạt Động NCKH

Nghệ thuật Tuồng Việt Nam và cách điệu sáng tác Trang phục dạ hội

Cập nhật 18/09/2009 - 01:04:04 PM (GMT+7)
Hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, xuất hiện nhiều loại hình giải trí khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người xem, người nghe. Bên cạnh đó thì những loại hình dân gian mang đậm nét dân tộc như Chèo, Tuồng, Cải lương, dân ca…đang mất dần vị trí của nó.

 

 

 

 Hoàng Như Trang, MT 307.1 sinh viên ngành thiết kế thời trang

 

Tuồng là bộ môn sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam, là loại hình sân khấu từng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của dân tộc, nhất là ở miền Nam. Nhưng sau chiến tranh, Tuồng không còn được chú ý, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng điều mà ta thấy rỏ là đặc trưng nghệ thuật mang tính ước lệ của Tuồng không phải ai cũng có thể hiểu được. Cũng giống như nghệ thuật múa Balê, Opera hay Kinh kịch Trung Quốc…người xem phải am hiểu mới có thể thưởng thức được. Ngày nay khán giả chạy theo những loại hình giải trí mới như Pop, Rock, hiphop…bởi lẽ chúng dể hiểu, dễ nghe, dễ thuộc, trang phục đẹp… hợp mốt, còn Tuồng với câu văn nhiều ẩn ý, động tác, ý diễn… đa phần khán giả chỉ là những người lớn tuổi mới xem và hiểu được.

Đi thực tế tôi hiểu hơn vì sao Tuồng lại ít khán giả đến thế, để hiểu thêm về trang phục, mặt Tuồng…và cũng để hiểu hơn những khó khăn, những cố gắng của những người gắn bó với nghiệp Tuồng.

 

 

Nếu như sân khấu Chèo, cải lương lấy hình ảnh sinh hoạt, những câu chuyện của cuộc đời thực tái hiện trên sân khấu thì đối với Tuồng- không chỉện cuộc sống thực mà còn thông qua từng động tác, cử chỉ, cách hóa trang…cách điệu, đổi mới để làm nên những tác phẩm mang đầy tính nhân văn, đặc trưng nghệ thuật mang tính ước lệ.

 

Trong thực tế, người diễn viên Tuồng ngoài việc phải biết hát hay múa đẹp, còn phải biết làm một họa sỹ để tự kẻ mặt nhân vật. Nhưng trong sân khấu Tuồng có hàng mấy trăm vở tuồng cổ nên cũng có hàng trăm bộ mặt nhân vật khác nhau. Vì vậy, một người nghệ sỹ Tuồng dù trình độ nghệ nghiệp có giỏi đến đâu cũng không thể nào nắm hết tất cả. Mỗi nghệ sỹ chỉ có thể kẻ được một số ít bộ mặt nhân vật nhất định nào đó mà mình thường đảm nhiệm.

 

Điểm đặc sắc và  thu hút tôi nhiều nhất có lẽ là Mặt Tuồng, những chiếc mặt nạ, cách hóa trang khác nhau thể hiện được xuất xứ, tính tình, đặc điểm...của từng nhân vật. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Nghệ thuật Tuồng và các loại hình nghệ thuật dân gian khác như Chèo, cải lương…

 

 

VỀ KHUÔN MẶT VÀ ĐƯỜNG NÉT:

 

       Khuôn mặt trong Tuồng cũng dựa vào các khuôn mặt ngoài đời như: Mặt chữ điền, mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài, mặt lưỡi cày…để tạo nên nhiều mẫu mặt của từng nhân vật. Những mảng trắng trên khuôn mặt nhân vật là để chỉ cơ mặt trên khuôn mặt đó.

 

 

VỀ SỬ DỤNG MÀU SẮC:

 

       Thực tế trên đời có nhiều loại màu sắc như: da trắng, da đen, da đỏ, da vàng…từ thực tế đó Tuồng đã cách điệu và đưa vào cách kẻ mặt cho các nhân vật của mình.

 

MÀU SẮC CHỈ NƠI XUẤT THÂN NHÂN VẬT:

 

Màu trắng: các nhân vật mang màu da trắng phần nhiều xuất thân từ thành thị

Màu đỏ: các nhân vật mang màu da đỏ phần nhiều xuất thân từ vùng biển

 

Màu đen: các nhân vật mang màu da đen phần nhiều xuất thân từ vùng núi.

Nhưng màu da trên nhân vật có những lúc cũng thay đổi theo tuổi tác và hoàng cảnh sống của nhân vật.

 

 

MÀU SẮC NÓI LÊN TÍNH CÁCH NHÂN VẬT:

 

Màu trắng: mặt  trắng chủ yếu dành cho nhân vật nữ, các nhân vật nam thư sinh, các nhân vật thuộc vai kép trắng.

 

Màu đỏ tươi: nhân vật màu đỏ tươi nói lên tính cách nhân vật đó thuộc loại trí tướng, kiên nghị, trung can nghĩa khí…Tất cả các nhân vật mang mặt đỏ tươi đều thuộc về loại nhân vật chính diện.

 

Màu đỏ bầm: mặt đỏ bầm để chỉ loại nhân vật có sức mạnh hơn người nhưng là kẻ hoang dâm vô độ

 

Màu xám, màu đen: mặt màu xám, màu đen để chỉ các nhân vật thuộc về võ, tính tình nóng nảy, bộc trực, trung can nghĩa khí. Mặt màu đen còn để chỉ nhân vật đó thuộc tính cách là tướng nói chung… nhưng nếu là loại tướng phản thần thì phải có những đặc điểm riêng như: kẻ lông mày cá rô, lông mày chim én hoặc trên lông mày kẻ thêm hai đường đỏ…


MÀU DA CŨNG NÓI LÊN HUYẾT THỐNG NHÂN VẬT:

 

Trong nghệ thuật Tuồng quy định: nếu người cha mặt mang màu gì thì người con phải mang mặt màu da đó.

 

 

CÁC VAI KÉP:

 

- Kép trắng: nếu là Kép con thì lông mày ngắn, dịu, mắt kẻ tròn, môi kẻ trái tim chúm chím. Kép văn thì lông mày và mắt kẻ ngang dịu. Kép Võ  chính diện thì mắt và lông mày kẻ hơi đứng, vai phản diện thì lông mày và mắt kẻ xếch ngược và miệng đánh rộng.

 

- Kép đỏ: kép đỏ thường mắt đắp bột màu đỏ tươi khô, lông mày và mắt kẻ hơi đứng. Nếu mặt đỏ nhưng tính tình nóng nảy, cộc nên kẻ lông mày kiến cộc. Thuộc loại phản diện thì đánh mặt đỏ bầm ướt, trên mặt kẻ nhiều đường đen, lông mày kẻ xước.

 
 

- Vai kép mặt tròng xéo (kép xéo):

 

Tròng xéo đen

VỀ TUỔI TÁC: Tròng xéo non chỉ các nhân vật từ mười lăm trở xuống. Tròng xéo là chỉ các nhân vật tuổi thanh niên. Tròng xéo già  chỉ các nhân vật tuổi 30 trở lên. Tròng xéo lỡ từ 40-50 tuổi.

 

 

 

VỀ MÀU SẮC: màu sắc chỉ tính cách nhân vật: Tròng xéo đỏ có tính cách  thuộc loại trí tướng, mưu lược. Tròng xéo xám (gọi tắt là kéo xanh) chỉ các nhân vật có tính tình nóng nảy, thẳng thắng, bộc trực. Tròng xéo mỏ két (tròng xéo mỏ) thì nhân vật phải chết nơi chiến trường. Nói chung, nhân vật mang mặt tròng xéo đều là nhân vật chính diện. Đặc biệt có nhân vật thuộc phản diện mang mặt tròng xéo như Bạt Hổ thì phải kẻ thêm hai vệt đỏ trên lông mày.

 

Tròng xéo đen chỉ nhân vật tính tình cộc cằn, nóng nảy nhưng ngay thẳng, tốt bụng, xuất thân từ rừng núi nên có tên là kép núi.

 

Trong Tuồng quy định: nhân vậ thuộc kép khi còn thanh niên thì không mang râu, đến thanh niên thì mang râu đen ba chòm hoặc năm chòm chứ không bao giờ mang râu ngắn nên trong tuồng có kép râu.

 
 

Lão tròng lõa: gồm có tròng lõa lỡ từ 60-70 tuổi và tròng lõa trên 70 tuổi.

 

Tính cách có tròng lõa xám, tròng lõa đen và tròng lõa đỏ. Tròng lõa xám và đen chỉ những nhân vật tính tình nóng nảy nhưng thẳng thắn, thật thà như nhân vật Quách An Công…Thọ lão ông: thuộc tầng lớp quyền quý, cao sang, lão bình dân: như tiều phu, lão chài, lão nông.

Quách An Công

 

CÁC VAI TƯỚNG: khái niệm “ Tướng” trong nghệ thuật Tuồng không phải để chỉ chức vụ mà để chỉ tính cách của nhân vật.

 

-Tướng trào: thường mang râu quắn đen

 

-Tướng phản: nói chung đều thuộc loại tướng phản thần. Để phân biệt giữa các vai tướng nói chung và các vai tướng phản, nghệ thuật tuồng đã quy định. Các vai tướng phản phải có những đặc điểm sau: kẻ lông mày cá rô, lông mày chim én hoặc lông mày kẻ xước, mặt đỏ bầm hay kẻ thêm hai đường đỏ trên lông mày. Các loại tướng phản  đều mang râu ria đen đậm.

 
 

-Tướng lác: là loại bất tài, nhát gan, dễ tự ái nhưng lại hay huyênh hoang, khoác lác, dễ tự ái. Loại tướng này thường đắp mặt mốc, trên mặt kẻ những đường đen nhợt nhạt và chấm những đường đen li ti trên mũi, trên mắt, mang râu quắn lưa thưa.

Tạ Lôi Nhược

-Tướng phiên: quy định tướng phiên trong tuồng không phải là loại tướng ở chính quốc mà là ở các nước lân bang. Loại tướng Phiên thường kẻ mặt rằn, màu da bôi xám hoặc xanh xám. Các tướng lớn thường mang râu đỏ.

 
 

CÁC VAI NỊNH: Các vai nịnh: những vai nịnh thường đắp mặt mốc, kẻ lông mày chổi xể, mang râu rìa đen thưa hoặc bôi mặt đỏ bầm.

Tạ Thiên Lăng

Trong sân khấu kịch Việt Nam như Chèo, Cải lương, dân ca thì cách hóa trang các nhân vật gần như giống nhau nghĩa là giống với cuộc sống thực, riêng với Nghệ thuật Tuồng thì cách kẻ mặt có khác đó là ngoài những bộ mặt trắng thì Tuồng còn có các bộ mặt rằn ri, trong Kinh kịch Trung Quốc cũng thế.

 

 

 
 

Nhìn chung cách kẻ mặt trắng của nhân vật trong Nghệ thuật Tuồng Việt Nam và Kinh kịch Trung Quốc gần giống nhau, chỉ khác nhau ở cách tô má hồng. Tuồng Việt  Nam tô má hồng là tô đậm ở má rồi kéo nhạt ra xung quanh, còn ở Kinh kịch Trung Quốc tô má hồng đậm từ dưới lông mày rồi kéo nhạt dần xuống dưới má.

 

 

Các bộ mặt rằn của Trung Quốc thì thường vẽ theo hình thú, nghĩa là nhìn vào như thấy mặt một con thú nào đó. Tuồng Việt Nam thì mặt rằn thường vẽ theo hình chim, nghĩa là nhìn vào ta thấy như hai cánh chim đang dang ra…trừ những con thú thành tinh, hay những con thú tu lâu năm thành người mới vẽ theo mặt thú.

 
 

Còn điều khác nhau rõ ràng nhất đó mà màu sắc, nếu như trong Kinh kịch Trung Quốc sử dụng nhiều màu sắc, vẽ lớn, vẽ theo cách tượng trưng thì Tuồng Việt Nam chỉ sử dụng 3 màu cơ bản là đen, đỏ, trắng, cách vẽ tuy có cách điệu lên nhưng vẫn dựa vào những chi tiết trên mặt của con người để vẽ.

 

 

Được gặp gỡ tiếp xúc với những người làm nghiệp Tuồng tôi càng hiểu hơn được những khó khăn, trở ngại mà họ gặp phải nhưng cũng biết được sự cố gắng và yêu nghề của họ. Vì thế tôi càng ngưỡng mộ, quý trọng những người nghệ sỹ đã dành cả đời mình cho nghệ thuật Tuồng.

 

 

 

Từ nét độc đáo trong trang phục Tuồng như những chiếc áo dài, các hoạ tiết độc đáo, cách xử lý, trang trí họa tiết bằng cách thêu, đắp vải, in… Những chiến mặt nạ với nhiều màu sắc và tính chất khác nhau, mỗi cái thể hiện một sắc thái riêng của nhân vật, những chiếc mão, đôi hài… đều có thể gợi nên một cảm hứng mới cho trang phục. Biết kết hợp Trang phục Tuồng  để thiết kế trang phục hiện đại sẽ tạo nên một hình ảnh mới, xu hướng mới lạ hơn. Kết hợp cả cổ điển và hiện đại, nhằm lưu giữ nét cổ điển của một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc. 

 

 

 

Tháng 9 - 2009

 

 


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật