Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Học - Thi -Tuyển sinh

Tự học thế nào cho hiệu quả?

Cập nhật 10/01/2017 - 11:18:12 AM (GMT+7)

TTO - Khả năng tự học bên ngoài trường lớp giúp mỗi cá nhân tạo ra sự khác biệt và làm đầy thêm kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên, để duy trì quá trình tự học là không hề dễ dàng.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Giải toán thường xuyên buộc bạn tìm ra đáp án bằng cách vận dụng các dữ kiện cho sẵn đúng lúc, đúng chỗ - Ảnh: WikiHow

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng cho cuộc sống và những công việc đòi hỏi vận dụng nhiều trí óc. Tuy nhiên, đây lại là một khả năng không phải dễ có được. Những cách sau sẽ giúp bạn cải thiện từng bước kỹ năng quan trọng này.

Chủ động tiếp cận vấn đề

1. Giải toán

Giải toán là một trong những cách phổ biến nhất để cải thiện kỹ năng phân tích. Các bài toán có sự liên quan logic, chặt chẽ, được cấu trúc theo hướng buộc bạn phải vận dụng những thông tin, dữ kiện có sẵn để tìm ra đáp án.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Giải toán thường xuyên buộc bạn tìm ra đáp án bằng cách vận dụng các dữ kiện cho sẵn đúng lúc, đúng chỗ - Ảnh: WikiHow

Nhờ đó, bạn sẽ biết vận dụng thông tin một cách hợp lý, lúc lúc, đúng chỗ để có được câu trả lời, giúp hoàn thiện dần kỹ năng phân tích. Bạn có thể thực hiện như sau:

- Tập tính nhẩm, viết nháp các dạng phép chia, đại số, tch phân dài và phức tạp. Những bài toán dạng này giúp bạn xây dựng tư duy logic, nhạy bén, tốc độ và khả năng suy luận.

- Xác định các bài toán trong cuộc sống hằng ngày và giải chúng như tính tiền hóa đơn, tính giờ, tính khoảng cách…

- Đăng ký tham giá khóa học về toán dành cho các lứa tuổi khác nhau.

2. Chơi các trò chơi đòi hỏi tư duy

Nếu việc học có thể làm bạn chán nản, hãy thử chơi những trò chơi đòi hỏi tư duy cao (brain games). Những trò chơi dạng này thường buộc bạn phải suy nghĩ sâu, bằng cách này bạn vừa có thể xả stress, lại vừa nâng cao được kỹ năng phân tích.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Chơi game trí tuệ giúp bạn vừa học vừa thư giãn - Ảnh: WikiHow

- Chơi những trò dạng giải đố logic (logic puzzle). Trò loại này rất đa dạng, như giải ô chữ, Sudoku hoặc riddle (câu đố mẹo). Bạn có thễ dễ dàng tìm kiếm được trên mạng internet hay từ sách vở.

- Chơi các trò “board game”. Các board games thường đòi hỏi kỹ năng phân tích, như cờ vua, cờ vây, cờ tướng, cờ caro hoặc trò ghép chữ Scarbble.

- Tìm các trò chơi điện tử kích thích phát triển kỹ năng tư duy, như các trò chiến thuật hoặc những trò có nhiều thử thách, đòi hỏi tìm cách giải quyết vấn đề và đạt được các mục tiêu rộng lớn.

3. Tham gia câu lạc bộ tranh biện hoặc đọc sách

Một cách khác cải thiện kỹ năng phân tích là tham gia câu lạc bộ hoặc nhóm tranh biện, nhóm đọc sách. Khi tham gia, bạn có cơ hội gặp mặt với người khác để thảo luận về các ý tưởng, văn hóa, vấn đề trong một môi trường thoải mái, hòa đồng, giúp rèn luyện được kỹ năng phân tích và trình bày lưu loát hơn.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Sách được xem là kho tàng tri thức của nhân loại - Ảnh: WikiHow

- Các câu lạc bộ đọc sách giúp bạn trình bày được nội dung và hiểu biết có được sau khi đọc xong một mẩu chuyện hoặc một quyển sách. Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận và tương tác với những người khác, nghe họ trình bày về những thứ họ đã học được. Cùng một quyển sách nhưng những người đọc khác nhau sẽ cảm thụ được những tình cảm và bài học khác nhau.

- Các câu lạc bộ tranh biện giúp mài sắc kỹ năng phân tích. Khi tranh biện, các quan điểm và góc nhìn của bạn sẽ được các người khác phản biện và bạn cần nghĩ cách để bảo vệ ý kiến của bạn đến cùng.

- Các hội nhóm và tổ chức xã hội thường ủng hộ việc trao đổi các ý tưởng một cách thỏai mái, tôn trọng lẫn nhau. Chính sự không ngừng tìm tòi và nâng cao tri thức sẽ giúp bạn chủ động phát triển kỹ năng phân tích.

Các kỹ thuật cải thiện kỹ năng phân tích thụ động

Bên cạnh việc chủ động và trực tiếp rèn luyện kỹ năng phân tích, bạn còn có thể gián tiếp phát triển bản thân qua các cách sau:

1. Xây dụng nền tảng tri thức rộng lớn

Một trong các việc quan trọng cần làm để rèn luyện kỹ năng phân tích là tự xây dụng cho mình một nền tảng kiến thức cơ bản rộng lớn.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Lên giảng đường và thư viện đều đặn là cách để xây đắp nền tảng kiến thức cơ bản đơn giản nhất - Ảnh: WikiHow

- Đọc sách nhiều thể loại, vấn đề, không nên tập trung vào một chủ đề, một thể loại, một tác giả hay một ngôn ngữ nhất định.Bạn càng học hỏi, bạn càng hiểu biết hơn về thế giới, càng có nhiều công cụ và thông tin có thể sử dụng, giúp bạn hiểu và giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo. Để làm được việc này, bạn cần:

- Tham gia các buổi giàng dạy hoặc nói chuyện và hội nghị mang tính chất học thuật hay đơn giản là lên lớp đều đặn.

2. Dành thời gian suy nghĩ về mọi chuyện

Hãy dành thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm về các vấn đề trong cuộc sống trước khi bước sang tìm hiểu một vấn đề mới. Việc dành thời gian suy nghĩ lại và cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp bạn củng cố kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Chiêm nghiệm và hồi tưởng lại các vấn đề giúp kiến thức được giữ lại lâu hơn - Ảnh: WikiHow

- Cân nhắc nhiều khía cạnh trước khi ra quyết định như lợi/hại, ưu/khuyết.- Dùng mọi cơ hội bạn có để suy nghĩ thấu đáo và thử nghiệm, tưởng tượng các viễn cảnh có thể xảy ra. Ví dụ, như khi chơi cờ vua, thay vì chỉ nghĩ đến 1 nước đi tiếp theo của đối thủ, hãy nghĩ đến 3 nước đi tiếp theo mà đối thủ của bạn có thể thực hiện.

- Tránh chọn giải pháp dễ dàng và đơn giản nhất ngay lập tức và cũng không nên bỏ giải pháp dễ nhất, bởi có thể sẽ hữu ích một lúc nào đó. Tập cách tìm ra nhiều phương án giải quyết cho cùng một vấn đề.

3. Mở rộng tầm nhìn của bạn

Điều này sẽ giúp bạn đánh giá thông tin tốt hơn và có thể phân tích các ý tưởng và hệ quả khác nhau của vấn đề.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Học hỏi từ những người bạn đến từ các nền văn hóa và chính trị khác nhau giúp bạn có nhiều quan điểm và khía cạnh hơn khi suy nghĩ về một vấn đề - Ảnh: WikiHow

- Cố gắng suy nghĩ các cách nhìn khác nhau về thế giới. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách bước ra khỏi quan điểm cá nhân bạn về tôn giáo, chính trị, văn hóa, đặt mình vào vị trí của người khác, trong các hoàn cảnh, điều kiện, tôn giáo và nền chính trị khác nhau để suy nghĩ về một vấn đề.

- Cố gắng hiểu và thậm chí bảo vệ các quan điểm và ý tưởng mà bạn thường phản đối. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách tiếp thu các quan điểm chính trị quan trọng và đưa ra các giải thích hợp lý để bảo vệ quan điểm trái chiều mà bạn đã tiếp thu.

- Gặp gỡ và giao tiếp với những người khác biệt với bạn. Tìm những người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau với những quan điểm phong phú so với bạn sẽ giúp bạn hiểu và chấp nhận những ý tưởng khác biệt so với những gì bạn cảm thấy thân thuộc.

4. Tìm kiếm những mối liên hệ

Sau cùng, các vấn đề trong cuộc sống đều liên kết với nhau, có thể là sự liên hệ giữa mùa trong năm với sự di cư của chim, hoặc khí thải phương tiện giao thông với các sự kiện thay đổi thời tiết khí hậu. Việc khám phá các liên kết đó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng phân tích, biết tìm ra các mối quan hệ nhân quả, sự tương đồng trong các sự vật, sự việc.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Mọi sự vật trong cuộc sống đều có những mối quan hệ với nhau - Ảnh: WikiHow

- Suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. Cân nhắc các tác động của một trận hạn hán kéo dài, hệ quả của nó là gì và hãy nhìn xa hơn những hệ quả trước mắt cũng như cách thức giải quyết.

- Tìm hiểu những điểm giống nhau của các vấn đề. Ví dụ như người và loài nhện cần làm gì để tồn tại.

- Tìm hiểu các kết nối từ lịch sử, những biểu tượng, vòng tròn hoặc những xu hướng phổ biến nào bạn có thể thấy được.

5. Quan sát các chi tiết nhỏ

Việc để ý đến các chi tiết rất quan trọng trong kỹ năng phân tích. Khi không có được cái nhìn chi tiết của một vấn đề, bạn sẽ khó tìm thấy được một giải pháp có tính khả thi triệt để.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Xem xét sự vật, sự việc tới từng chi tiết nhỏ giúp bạn nhìn thấu đáo hơn và đưa ra được những giải pháp triệt để - Ảnh: WikiHow

- Khi tham quan một khu rừng, nên quan sát từng cá thể cây, những điểm đặc biệt mà mỗi cây có.

- Khi gặp người khác, bạn nên ghi nhớ tên, trang phục và những đặc điểm riêng biệt của người đó.

6. Tự hỏi lí do của các bản chất của các sự vật, hiện tượng

Suy ngẫm về trật tự tự nhiên là một cách rất hiệu quả để rèn luyện sự quan sát và kỹ năng phân tích, giúp hiểu biết rõ hơn về thế giới và thác thức bản thân khi suy nghĩ các vấn đề phức tạp. Bạn nên luôn luôn đặt câu hỏi và đặt các câu hỏi ấy trong sự liên quan với nhau.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Luôn hiếu kì và đặt ra câu hỏi là cách duy trì việc học tập - Ảnh: WikiHow

Áp dụng các kỹ năng đã học được vào thực tế

1. Đảm nhiệm thêm nhiệm vụ mới

Sau khi dành thời gian rèn luyện kỹ năng phân tích, bạn hãy áp dụng chúng vào thực tế bằng việc nhận thêm những nhiệm vụ hoặc việc làm mới.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Những công việc mới, nhiệm vụ mới cho bạn tự khám phá ra nhiều tài năng của chính bản thân mình - Ảnh: WikiHow

Việc đảm nhận thêm công việc, nhiệm vụ ngoài chuyên môn, khác biệt với cá nhân bạn sẽ cho bạn cơ hội để rèn luyện và phát triển hơn nữa kỹ năng phân tích:

- Tự tin nộp đơn xin đề bạt sang vị trí cao hơn hoặc xin việc khác. Việc chuyển đến một vị trí thách thức hơn sẽ giúp bạn phát triển công việc và vận dụng được kỹ năng phân tích của mình.

- Đảm nhiệm một vài ví trí tự nguyện, như hướng đạo sinh, huấn luyện viên hoặc gia sư cho trẻ em không may mắn sẽ cho bạn cơ hội sử dụng kỹ năng phân tích và giúp đỡ người khác.

2. Thử thách bản thân

Việc cải thiện kỹ năng phân tích sẽ chỉ có lợi nếu bạn không ngừng thử thách bản thân, hằng ngày, hằng giờ. Do đó, bạn hãy cố gắng chủ động thử thách bản thân, sử dụng kỹ năng phân tích từ những việc nhỏ mỗi ngày. Nhờ vậy, kỹ năng phân tích sẽ ngày càng sắc bén và đạt được hiệu suất tốt nhất.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Hãy tự ngẫm nghĩ và tìm ra cách giải quyết mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác - Ảnh: WikiHow

- Cố gắng giải quyết các vấn đề mà không cần giúp đỡ, ví dụ như tự tính nhẩm thay vì dùng máy tính.

- Tránh việc sử dụng giải pháp dễ dàng nhất.

3. Hướng dẫn người khác tư duy phân tích

Việc này sẽ vừa có ích cho người khác, vừa giúp bạn rèn luyện khả năng bản thân.

Cải thiện kỹ năng phân tích và suy luận
Học không có nghĩa là chỉ cho bản thân mình, chia sẻ kiến thức là cách để phát triển xã hội - Ảnh: WikiHow

(Theo Tuổi Trẻ Online)